Kiến trúc và giải pháp xây dựng thành Babylon

Kiến trúc và giải pháp xây dựng thành Babylon

Kiến trúc bảo vệ thành Babylon 
Babylon là thành phố lớn nhất ở lưu vực Lưỡng Hà, khi vương quốc mới hình thành, quốc vương Nebuchadnezzar đệ nhị đã xây dựng lại thành phố với quy mô rất lớn. Thành phố có hình tứ giác, chiều dài 22.2km; chu vi 88.8km. Bốn phía tường thành đều có hào sâu bảo vệ, phía trong lại có hai vòng thành bảo vệ, vòng thành ngoài dày 2.5m; cao 9m; vòng thành trong thấp hơn vòng thành ngoài một chút nhưng cũng kiên cố như vậy. Trên vòng thành đều có những điểm trú quân, đường đi giữa các vòng thành đủ rộng cho chiến xa 4 ngựa chạy qua. Cả thành phố có 100 cửa thành bằng đồng, dòng sông chảy qua giữa chi thành phố thành 2 phần, dọc theo theo 2 bờ sông cũng có các bức tường thành và các cánh cửa bằng đồng. Babylon thực sự là một thành phố đạt tới đỉnh cao của kiến trúc.

(ảnh sưu tầm: Thành Babylon)

Tòa thành Babylon đã được xây dựng như thế nào.?

Phương pháp người Babylon sử dụng hết sức khéo léo. Đầu tiên người ta đào đất thành sông, tiếp đó, đất đào lên được nhóm thợ khác làm thành gạch, khi đạt tới số lượng nhất định, người ta mang gạch nung được xếp vào lò nung. Nhóm thợ thứ 3 dùng gạch đó xây thành, đầu tiên là kè bờ sông, sau đó là xây nên tường thành. Người ta dùng nhựa đường để tăng độ kết dính và cứ 30 lớp gạch lại đổ một lớp lau sậy để tăng thêm sự kín khít của toàn bộ bức tường thành. Cách thức vừa đào đất vừa nung gạch lại vừa xây thành tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín, triệt để tận dụng được nguyên liệu tại chỗ, nhân lực và vật lực, đẩy nhanh tấc độ thi công xây dựng thành.

(ảnh sưu tầm: Thành Babylon)

Sau khi quốc vương Nebuchadnezzar II qua đời, việc cải tạo dòng sông trong thành, người dây Babylon lại thêm một lần nữa tu bổ thêm cho bức thành bảo vệ. Họ đã đào thêm một dòng sông quanh co khúc khuỷu, chảy suốt 3 ngày mà một ngày đều chảy qua cùng một thôn làng, lại chảy qua hồ nước tới đào mới tới được Babylon. Nhờ đó mà tốc độ dòng chảy cảu con sông được hạn chế bớt, dòng sông quanh co khiến cho thuyền đi lại cũng khó khăn, thành phố trở nên dễ phòng thủ mà khó tấn công.

 Sau khi hồ nước được đào xong, người ta tát cạn nước của con sông cũ dẫn nước từ thượng lưu vào hồ. Nhân lúc lòng sông khô cạn, người ta xây những con đê dọc theo bờ sông, tu sửa những con đường dẫn tới các bến sông và xây dựng những cây cầu đá ở các vị trí thích hợp. Giữa các tảng đá, người ta dùng chì và sắt để tăng sự liên kết, giữa các nhịp cầu là những cây cây gỗ vuông có thể lấy ra bất kỳ lúc nào. Khi nước hồ gần đầy thì các công trình này cũng hoàn thành, nước lại chảy theo dòng chảy cũ về tới Babylon.

Kiến trúc của các tòa thành này thể hiện được năng lực tổ chức của người Babylon và trí tuệ uyên thâm của họ, đồng thời cho thấy rõ họ đã nắm vững những kiến thức mà ngày nay chúng ta quen gọi là vận trù học.

(Ảnh sưu tầm: Vườn treo Babylon, phía xa là tòa tháp Babel)

Nguồn: Sách trí tuệ nhân loại –  trích “Kiến trúc bảo vệ thành Babylon”

 

Quý vị tham khảo thêm giải pháp vượt trội cho nhà ở bằng sàn bê tông nhẹ vượt nhịp LBC_panel của XD Labaco

Chia sẻ bài viết

Comments (2)

  • Quyên Reply

    tác dụng của thành Babylon là gì vậy

    29/10/2020 at 09:53
  • נערות ליווי בקיסריה Reply

    I was pretty pleased to discover this web site. I want to to thank you for your time for this fantastic read!! I definitely really liked every bit of it and I have you book marked to see new things on your web site.

    17/04/2023 at 16:37

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *